2020/06/07

NHỮNG CÂU CHUYỆN CŨ

Lời ngõ:
Quý thầy cô, các anh chị và các bạn thân mến,
Gần đây, thỉnh thoảng trò chuyện với cô Vân (phu nhân của thầy NHA), trong lúc bệnh dịch khắp nơi và đang ở giữa tháng tư đen, chúng tôi tình cờ nhắc đến những chuyện ở trại tị nạn...Dưới đây là một trong những câu chuyện của những ngày tháng đó...
Pulau Tengah


Năm 1979, sau mấy ngày đêm vượt biến với phương diện bán chính thức, tàu của chúng tôi gặp nạn và được một chiếc tàu khoang dầu rất lớn của người Anh đang đậu ở giữa biển khơi cứu giúp và đưa tất cả vào một hải đảo gần đó của Malaysia, đảo Pulau Tengah.
Rất khác với những gì tôi nghe nói về đảo Pulau Bidong, hải đảo Pulau Tengah tuy nhỏ nhưng khá đẹp. Người tị nạn ở đây sống rải rác ở hướng bắc và nam của đảo, còn ở giữa là Trung đảo, là nơi thông tin, liên lạc, cũng là nơi làm thủ tục, giấy tờ để đi định cư ở những quốc gia khác...lại còn có thuyền tàu vô ra để tiếp tế, viện trợ thức ăn, quần áo, đồ dùng từ những thành phố gần đó...Trung đảo khá đông đúc với vài quán ăn, cafe nho nhỏ và một thư viện.
Thư viện ?!..Đó là sự ngạc nhiên lẫn vui mừng của tôi khi lần đầu tiên nhìn thấy thư viện Pulau Tengah, một căn nhà bằng gỗ được xây dựng đơn sơ nhưng khá hữu dụng cho rất nhiều người, đã có thể đến đó để đọc sách hoặc trau dồi thêm khả năng Anh, Pháp ngữ của mình. Hơn một nửa phần của căn nhà gỗ nằm trên bãi cát trắng, được thiết kế như một khoảng hành lang rộng lớn, trên đó có những bàn ghế gỗ để vừa ngồi đọc sách vừa nghe tiếng sóng vỗ vào bờ, như một điệp khúc lúc vũ bão, mạnh mẽ rồi êm ái, nhẹ nhàng, hòa cùng với gió hiu hiu, thoảng nhẹ mùi hương rong biển..."Thế thì đỡ buồn trong những ngày chờ đợi rồi!", tôi tự nhủ như thế và sau đó ngày 2 lần, sáng trưa đến thư viện để đọc sách.
Vì là một đọc giả thường xuyên nên hầu như tất cả những người làm việc ở đó đều biết và nhớ mặt tôi. Họ đối với tôi rất vui vẻ, niềm nở và thường hay giới thiệu những quyển sách hay cho tôi đọc. Có lần, một anh làm việc ở đó nói với tôi:
- Có cuốn sách nầy hay lắm, nhưng chỉ có một quyển nên ngày nào cũng có người mượn ra, khi nào có, tôi sẽ cho biết.
Rồi những ngày tiếp theo đó, anh ấy cũng nói tương tự như thế. Tôi cảm thấy tò mò, liền hỏi:
- Vậy anh có biết bây giờ ai đang đọc sách đó không?
Nhìn theo hướng tay chỉ của anh là một thiếu nữ xinh đẹp, đang ngồi ở một góc bàn, tay cầm sách nhưng đôi mắt u buồn cứ đăm chiêu nhìn ra hướng biển khơi. Thấy lạ, tôi bước đến gần, hỏi nhỏ:
- Chị ơi, sách nầy có hay không?
Chị ấy quay lại nhìn tôi một lúc rồi lắc đầu nói:
- Tôi còn chưa thể đọc được hết những trang sách trong lòng thì làm sao có thể đọc đến quyển sách nầy được?
Tôi xúc động nhìn chị rồi từ từ ngồi xuống ghế đối diện, nhẹ nhàng nói:
- Vậy bây giờ chị cứ đọc hết "những trang sách" ấy đi, để rồi có thể đọc đến những quyển sách khác.
Chị ngạc nhiên nhìn thẳng vào mắt tôi một lúc lâu..rồi lại nhìn ra biển...và sau đó quay lại, đôi hàng mi vừa dài vừa thẳng, khép xuống như muốn che giấu đi những giọt nước mắt long lanh...chị có vẻ ngập ngừng nhìn tôi như dò xét, xong lại nhìn ra biển...rồi không hiểu sao, từ từ nói chuyện cho tôi nghe...giọng run run đầy thương cảm, nhưng càng nói thì càng say sưa hơn...như chưa bao giờ từng được trút hết tâm tư của mình...Tôi say mê lắng nghe, lòng tràn đầy cảm xúc...
Mãi một lúc sau, chị đứng dậy nói:
- Ngày mai em có thể mượn quyển sách nầy rồi!
Xong chị trả sách, rời khỏi thư viện.
Tôi còn đang ngơ ngẩn cả người về câu chuyện kế, nên không kịp chào và hỏi tên của chị..."thôi thì ngày mai mình hỏi chị ấy vậy"
Nhưng rồi ngày mai và những ngày sau đó, cho đến lúc mấy tháng sau, tôi và gia đình rời khỏi đảo Pulau Tengah, tôi không có gặp lại chị ấy nữa...không biết có phải chị đã bỏ qua được những vương vấn trong lòng từ bấy lâu nay, hay là đã đi định cư? Cũng có thể là cả hai lý do đều đúng.
Mặc dù gặp gỡ rồi chia tay, rồi không bao giờ gặp lại nữa, là chuyện thường tình và là chuyện xảy ra hằng ngày ở Pulau Tengah, nhưng tôi cứ nghĩ mãi về câu chuyện của chị ấy và vẫn không hiểu tại sao chị lại kể cho tôi nghe? Suy nghĩ vẫn vơ, tôi đã làm một đoạn thơ ngắn.
Hỡi người chị chưa kịp biết tên, có lẽ chị kể cho tôi nghe, cũng như những lời thơ tôi viết ra đây là việc làm cho chúng ta thanh thản, thì bài thơ ngắn dưới đây để nhớ đến chị và cũng để nhớ đến những ai đã mất đi người yêu thương của mình.



LY BIỆT (1979)


Đã bao đêm rồi, anh biết không?
Vầng trăng nhung nhớ, ngẩn ngơ lòng!
Mây ngàn gió núi xa lồng lộng,
Ly biệt từ đây! Đợi với mong?
.....
Duyên tình ngày đó buổi chiều đông,
Anh nhìn em má chợt đỏ hồng
Ôm ấp thơ hoa vào gối mộng
Anh đi chinh chiến khắp núi sông.
.....
Một ngày nhiệm vụ anh đã xong!
Khóc thương ủ dột tóc rối bồng,
Không còn thơ anh trao trước cổng,
Đợi chờ, đợi mãi với hư không !

Tiền Ngọc Hương
05/30/2020
Facebooker Holly Tien

2020/05/23

SÔNG GÀNH HÀO



Thời Pháp thuộc, dân Việt nếu không chịu được những áp bức của chúng thường phải tha phương cầu thực.
Ngày ấy có một gia đình sống trôi nổi trên ghe, lang bạt khắp sông rạch của đồng bằng Cữu Long Giang cũng không ngoại lệ. Rời quê là một làng nhỏ của Vĩnh Long, mái chèo đã khuấy qua khắp sông rạch của  những địa danh quen thuộc vùng Lục Tỉnh  như Long Toàn , Cái Bè, Đồng Tháp Mười, Chợ Mới, Ngã Bảy ....đến Năm Căn của Cà Mau, Gành Hào của Bạc Liêu trong nhiều năm tháng. Gia đình đó chính là ba, má của tôi.
Không may ba tôi mất sớm, má tôi gian khổ với cuộc sống khó khăn, trí nhớ hao mòn cho nên khi cần ngày sinh của tôi thì chỉ cho biết: "Năm 1940 không nhớ lúc nào, tôi đã chào đời tại Bạc Liêu".
Qua câu chuyện sống trôi nổi trên sông rạch ngày xưa má tôi kể lại và hai chi tiết đơn giản 1940 và Bạc Liêu tôi đã tự vẽ trong đầu biết bao nhiêu sinh hoạt vui buồn. Tôi đã từng thương mến những gì thuộc về Bạc Liêu trong đó là các câu chuyện như Công Tử Bạc Liêu là một, những ca khúc, nhất là ca khúc Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang.
Khi bắt gặp ca khúc này tôi đã tìm hiểu về tác giã Vũ Đức Sao Biển, được biết anh đã học tại Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, đã qua trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, bị "tù cải tạo" như tôi , là đồng môn ... ba lần, nên càng quý mến anh.
Đã thưởng thức say mê khi nghe Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang của nhiều ca sĩ trình bày, mỗi người mỗi vẻ đều làm say đắm hồn tôi, lúc đó tôi như đang rong thuyền trôi trên sông Gành Hào dưới trăng từ Cà Mau xuôi dòng hướng Đông đến Gành Hào Bạc Liêu và ra biển.
Tin Vũ Đức Sao Biển qua đời, đột ngột với tôi vì không biết anh bị ung thư vòm họng đã hai năm, khiến tôi chới với buồn.
Tôi tự cảm thấy cần viết một cái gì liên quan đến anh như một lời tiển biệt, cầu nguyện cho hương linh anh bình an nơi cõi vĩnh hằng.

Anh Tú
May 23, 2020

2020/05/14

CỬA TIM
gianglongdl uploaded this image to 'Hoa Pensee'. See the album on ...

Bất ngờ nhận được quà anh tặng
 Cánh hoa ươm mộng ngát yêu thương
Cuối đầu bối rối em im lặng
Ngơ ngẩn hồn tình lạ... vấn vương.

Có phải chọn tim mà gỏ cửa?
Thật lòng hay chỉ chuyện đùa chơi?
Ơn quà món nợ lời... chưa ngõ
Nếu giởn đùa em hận suốt đời.

Chiều đi sáng đến mong cùng đợi
Mong gì ? Không biết! Hỏi ai đây?
Có lẽ nắng mai vờn tóc, má?
Êm ái vòng tay ai ngất ngây?

 Anh Tú
May 14, 2020


2020/05/12

NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN ĐÃ RA NGƯỜI THIÊN CỔ


Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên là Võ Hợi, sinh ngày 12 Tháng Hai, 1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam.
Năm 18 tuổi, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển học Đại Học Sư Phạm Sài Gòn, tốt nghiệp ngành văn ra trường về Bạc Liêu dạy học.
Năm 1968 ông bắt đầu viết nhạc nhưng chỉ là nghề tay trái.
Năm 1970 bị động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức ông ra trường thì được biệt phái dạy học lại tại nhiệm sở cũ.
Sau năm 1975 ông bị bắt đi “cải tạo” thời gian ngắn vì là “sĩ quan biệt phái.”
Sau khi được trả tự do, ông quay về Sài Gòn xin đi dạy học lại ở Nhà Bè, rồi nhờ người quen đưa trở lại nghề báo;

Là nhà giáo, nhạc sĩ sáng tác , Vũ Đức Sao Biển còn là nhà văn, nhà báo với nhiều bút danh khác như Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại. Ông là tác giả nhiều sách gồm biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…

Các ca  khúc nổi tiếng của ông như :
-Thu Hát Cho Người nổi tiếng nhất do danh ca Lệ Thu trình bày.
-Đêm Gành Hào Nghe Điệu Hoài Lang
-Điệu Buồn Phương Nam
-Đau Xót Lý Chim Quyên
-Trên Đồi Xưa

Ông bị bịnh ung thư vòm họng.
Giữa tháng Mười, 2019, ông nhập viện vì bệnh tình trở nặng nhưng sau đó vượt qua được.
Vào Xuân 2020, với bút danh Đồ Bì bình luận về chuyện kiếm hiệp Kim Dungông vẫn còn xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí, giai phẩm .
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã qua đời lúc 23 giờ 25 phút ngày 6 Tháng Năm, 2020 tại tư gia ở Sài Gòn sau hai năm chống chọi với ung thư, thọ 73 tuổi. Ông được an táng tại Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương vào lúc 6 giờ 30 phút sáng 10 Tháng Năm, 2020.

Trích từ Internet.

VIỆT NAM

Hai tiếng nói
thân thương mật ngọt
tôi thuộc lòng
từ thuở mẹ bồng tay.
Quê hương tôi
một dãy non sông dài
gìn giữ nước
ông cha rền một cõi.

Tôi từng đứng dưới mặt trời chói lọi
hát vang bài ca chiến thắng vinh quang
“Bạch Đằng Giang” một thuở huy hoàng
quân xâm lược mấy phen hồn khiếp vía

Lê Lợi đó, đất Lam Sơn khởi nghĩa
vị anh hùng áo vải sử vàng bia
gương Quang Trung oai dũng vẫn còn kia
và muôn thuở lưu truyền qua sử sách

Quê tôi đó bao anh hùng hiển hách
đã vì dân vì nước chống xâm lăng
tuy gian lao nghèo khó nhọc nhằn
nhưng khí phách và yêu thương không thiếu

Anh nghĩ gì một khi anh đã hiểu
quê hương tôi bao kiếp chịu đọa đày
từ xa xưa cho đến tháng năm này
tim nhân ái vẫn đong đầy bất khuất

Tuy xa xứ nhưng trong tôi tiềm thức
vẫn là người dân Việt mãi muôn năm
vẫn từng đêm thao thức nhớ âm thầm
và kiêu hãnh vì tôi là người Việt.

Thủy Trang

2020/05/06


CẢNH XUÂN
1. BÀI THƠ GỐC.


Ta mến cảnh Xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

2. ĐỌC NGƯỢC BÀI GỐC/ ĐỌC NGƯỢC TỪ DƯỚI LÊN.


Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha
Bổng trầm đàn hát tiếng ngân xa
Người đông bến đợi thuyền xuôi ngược
Sóng lặng sông chờ khách lại qua
Tươi thắm sắc xuân hương quyện lá
Biếc xanh cành trúc giậu cài hoa
Vơi đầy chén rượu thơ vui thú
Ngời sáng ánh xuân cảnh mến ta.

3. BỎ 2 CHỮ ĐẦU MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC sẽ có một bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng.

Cảnh xuân ánh sáng ngời
Thơ rượu chén đầy vơi
Giậu trúc cành xanh biếc
Hương xuân sắc thắm tươi
Khách chờ sông lặng sóng
Thuyền đợi bến đông người
Tiếng hát đàn trầm bổng
Bóng ai mắt mỉm cười.

4. BỎ 2 CHỮ CUỐI MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC/ ĐỌC NGƯỢC TỪ DƯỚI LÊN sẽ được bài ngũ ngôn bát cú, luật bằng vần bằng.


Mắt ai bóng thướt tha
Đàn hát tiếng ngân xa
Bến đợi thuyền xuôi ngược
Sông chờ khách lại qua
Sắc xuân hương quyện lá
Cành trúc giậu cài hoa
Chén rượu thơ vui thú
Ánh xuân cảnh mến ta.

5. BỎ 3 CHỮ CUỐI MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC.

Ta mến cảnh xuân
Thú vui thơ rượu
Hoa cài giậu trúc
Lá quyện hương xuân
Qua lại khách chờ
Ngược xuôi thuyền đợi
Xa ngân tiếng hát
Tha thướt bóng ai.

6. BỎ 3 CHỮ ĐẦU MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC/ ĐỌC NGƯỢC TỪ DƯỚI LÊN.


Cười mỉm mắt ai
Bổng trầm đàn hát
Người đông bến đợi
Sóng lặng sông chờ
Tươi thắm sắc xuân
Biếc xanh cành trúc
Vơi đầy chén rượu
Ngời sáng ánh xuân.

7. BỎ 4 CHỮ ĐẦU MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC.

Ánh sáng ngời
Chén đầy vơi
Cành xanh biếc
Sắc thắm tươi
Sông lặng sóng
Bến đông người
Đàn trầm bổng
Mắt mỉm cười.

8. BỎ 4 CHỮ CUỐI MỖI CÂU TRONG BÀI GỐC/ ĐỌC NGƯỢC TỪ DƯỚI LÊN/


Bóng thướt tha
Tiếng ngân xa
Thuyền xuôi ngược
Khách lại qua
Hương quyện lá
Giậu cài hoa
Thơ vui thú
Cảnh mến ta.

Sưu tầm trên Internet.     


2020/05/01





MONG CHỜ

Nhìn phía chân mây ráng ửng hồng
Mặt hồ tĩnh lặng dáng buồn trông
Mong chờ cơn gió lay cành nhẹ
Một tiếng chim kêu ấm cõi lòng.

Nguyễn Phúc Hậu
May 1, 2020

Mượn vần:

SÁNG CHIỀU

Chiều xuống? Sáng lên? Ươm ánh hồng
Nắng tàn? Nắng mới? Gọi mời trông!
Hồ im soi bóng cây, trời, sắc
Vạn vật an nhiên người ấm lòng!

Anh Tú
May 1, 2020

2020/04/25


TÍM ƠI!

Tím trời tím đất tím hồn ai?
Tri kỷ tôi đâu? Có đắm say?
Rung động một giây như thoát tục
Quên đi khổ nạn thế gian này!

Anh Tú
April 25, 2020
Đại dịch COVID-19

2020/04/23





CORONAVIRUS#2019-2020

Someone posted this poem on Facebook:

We fell asleep in one world and woke up in another.
Suddenly Disney is out of magic,
Paris is no longer romantic,
New York doesn’t stand up anymore,
The Chinese wall is no longer a fortress, and
Mecca is empty.

Hugs & kisses suddenly become weapons, and
not visiting parents & friends becomes an act of love.
Suddenly you realize that power, beauty & money
are worthless, and can’t get you the oxygen you’re
fighting for.
The world continues its life and it is beautiful.
It only puts humans in cages.
I think it’s sending us a message:
"You are not necessary. The air, earth, water, and
sky without you are fine. When you come back,
remember that you are my guests. Not my
masters."

(Internet)


Google Translate:

Chúng ta ngủ thiếp đi ở một thế giới và tỉnh dậy ở một thế giới khác.
Đột nhiên Disney hết phép thuật,
Paris không còn lãng mạn,
New York không đứng sừng sững nữa,
Bức tường Trung Quốc không còn là pháo đài, và
Mecca trống rỗng.

Những cái ôm và những nụ hôn đột nhiên trở thành vũ khí, và
không đến thăm cha mẹ và bạn bè trở thành một hành động của thương yêu.
Bỗng nhiên bạn nhận ra rằng sức mạnh, sắc đẹp & tiền bạc
là vô giá trị, và không có thể giúp bạn có được oxy mà bạn
chiến đấu vì.
Thế giới tiếp tục cuộc sống của nó và nó thật đẹp.
Nó chỉ đặt con người vào những cái lồng.
Tôi nghĩ rằng nó gửi một tin nhắn cho chúng ta:
"Bạn không cần thiết. Không khí, đất, nước và
bầu trời vẫn ổn khi không có bạn. Khi bạn trở lại,
hãy nhớ rằng bạn là khách. Không phải là chủ nhân của tôi.

2020/04/21





BỖNG DƯNG

Đời đưa ta đến những nơi không ngờ
Ta đã qua, qua bao nhiêu bến bờ
Ta đã đi như giòng sông trôi xa
Mà hình như còn đây một quê nhà

Tấm ảnh xưa ta chợt nhìn đêm qua
Năm mươi năm, ôi thời gian quá xa
Biết làm sao sống lại thời xưa cũ
Con đường nào về ngày xanh của ta

Phảng phất đâu đây hương hơi một thời
Hoàng hôn xưa lấp lánh cuối chân trời
Ôi! Chiều nay ta khao khát được về
Được lang thang trong cơn mê cuối đời 

Khánh Hà
Na Uy, April 2020

2020/04/12

Về ngày thứ hai 3 tháng 2, dương lịch, 1975.

Đó cũng là ngày 23 tháng 12 âm lịch năm Giáp Dần, ngày đưa ông Táo về trời và Tết Nguyên Đán Ất Mão sắp đến.
Vậy là đã bốn mươi mốt năm trôi qua! Hôm nay nhằm ngày đưa Ông Táo về trời chờ  tết Bính Thân.
Ngày này, 3/2 dl 1975, trường trung học Bình Minh Vĩnh Long diễn ra “Ngày Truyền Thống” đầu tiên (cũng là cuối cùng) của trường.
Nhớ lại trước đó, trong tỉnh, có thể là toàn Miền Nam Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, được thông tư từ cấp trên là mỗi trường phải chọn một ngày truyền thống để qua đó nhắc lại tiểu sử, thành tích, phát huy những điều tốt cho trường nhà,…
Qua buổi họp nhân viên, giáo chức, sau khi bàn thảo các ý kiến được đưa ra,  mọi người đã đồng ý chọn ngày 23 tháng chạp âm lịch hằng năm để làm ngày Truyền Thống của trường.
Buổi lễ này đã được tổ chức rất trang trọng, có sự  tham dự của Hội Phụ Huynh Học Sinh, của phái đoàn của Ty Học chánh tỉnh cùng với toàn thể giáo chức và học sinh của trường..
Những kết quả các sinh họat của trường về mọi lãnh vực như Học Tập Kỹ Luật,Giải Trí,Thể Thao, Văn Nghệ…đã được tổng kết. Đặc biệt năm đó tờ Đặc san Xuân của trường, dưới sự hướng dẩn tích cực của giáo sư trẻ Nguyễn Thành Loan Tư cùng với sự cố vấn của Hiệu Đoàn trường nhà, đã đoạt giải nhất thi đua Báo Xuân toàn tỉnh do Ty Học Chánh tổ chức.
Nhớ trong ngày này ban tổ chức đã đề ra một hình thức cho  “tôn sư trọng đạo” hay là một cách để nhớ ơn thầy cô là gắn một bông hồng lên áo của mỗi giáo chức tham dự trong buổi lễ. Dư luận nhận được là khen chê đều có. Chê là “ các thầy cô tự vẽ bùa” để đeo; lời phê bình này đã làm cho chúng tôi dạo đó hụt hẫng.
Dù sao, mọi người đều phấn kích, rút ra những kinh nghiệm hôm ấy để năm sau sẽ thực hiện cho được tốt đẹp hơn, nhưng rất tiếc … ngày lễ này đã chết yểu.
Hình ảnh về trường tôi có nhiều nhưng sau biến cố 1975 chúng đã thành tro do khủng hoảng tinh thần.
Hôm nay tôi đột nhiên muốn ghi lại kỷ niệm này, một trong nhiều kỷ niệm về ngôi trường Trung học Bình Minh, ngôi trường sau cùng của đời thầy giáo,  không thua gì ngôi trường đầu đời là Trung học Hà Tiên.

Anh Tú/NHA
Đông Bắc Hoa Kỳ
2 tháng 1 dl, 2016

2020/04/08


TÔI VÀ NGƯỜI*

Người còn đó bên trời xa lạ
Tôi lạc loài đời lặng lẽ im
Là đôi lứa một thời mơ ước
Chung hướng mong nhưng mộng lịm chìm.

Chia ly vô định ngờ sinh tử
Chợt gặp hoa xưa tím cả đồi
Hỏi sao chưa ngắm đà quay gót?
Bởi đã không duyên vẫn thế thôi!

Anh Tú
April 08, 2020

*Họa từ:

NGƯỜI VÀ TÔI

Người hờ hững đứng bên xa lạ
Tôi khép tâm ngồi lặng lẽ im
Chim trời cánh mỏi sau muôn ngả
Tia nắng mai chiều cũng lịm chìm.

Kinh sám hối đang nằm trước mặt
Màu tím hoa sim rải dốc đồi
Người, tôi tay siết chia ly nhé.
Đời với buồn vui cũng thế thôi!

Anh Tú 

March 29, 2013

2020/03/27

VIẾT TỪ HÒA XUÂN
Nguyễn Toàn và phu nhân

Bài 1

Cuối giêng, chiều se lạnh,
Khoác thêm áo ra vườn
Tứ thơ lười không đến.
Vườn nhà, một tiếng chim!

Bài 2

Cội mai già vườn cũ,
Cùng theo ta đến đây!
Giữa đất trời xa lạ
Ấm chút tình bạn bầy!...


Bài 3

Nơi đây ngày tháng lạ,
Giữa bốn bề người dưng!
Phải đâu là đất trích,
Sao đầy lòng Tầm Dương?

Nguyễn Toàn
Cuối giêng Canh Tý 2020

2020/03/22

XUÂN CŨ MÙA NAY*
Ngày tháng về đi mỗi khắc xa
Dòng đời rối rắm lẫn an hòa
Sau lưng... thuở ấy tàn hy vọng
Trước mặt... hôm này nghẹn khúc ca
 Xuân cũ mưa giông càn cánh lá    
Mùa nay sâu bọ nhấm cành hoa
Có ai một kiếp bình an phước?
Thảm họa, chiến chinh sao mãi ta?

Anh Tú
Connecticut, Spring 2020
Mùa dịch COVID-19
*Mượn vận MỪNG XUÂN MỚI của Nguyễn Phúc Hậu
MỪNG XUÂN MỚI

Chim sáo đã về nghe vẳng xa(1)
Muôn hoa khoe sắc, nắng chan hòa.
Tuyết tan dưới bãi phơi màu biếc
Chim họp trên ngàn rộn tiếng ca.
Gió thoảng đưa hương, đào hé nhụy
Chim rừng xây tổ, bướm vờn hoa.
Thời gian xin hãy dừng chân lại
Hãy giữ nàng xuân mãi với ta !

HẬU P. NGUYỄN
Ottawa, Xuân 2020
(1)Tiếng chim sáo robin báo xuân về.

2020/03/12

2020/03/05

2020/02/19

LÃNG ĐÃNG HOÀNG HÔN


Chưa chi hoàng hôn đến rồi
Có người cám cảnh mồ côi phận mình 
Rừng thu sẽ đơm lá xanh
Mẹ đi xa miết sao đành mẹ ơi!
...
Chưa gì hoàng hôn lại rơi
Tóc xanh thành trắng tả tơi rụng dần
Mùa đông qua tiếp đến xuân
Con người một kiếp trầm luân xác trần!

Hoàng hôn thêm nữa bao lần
Nhớ xưa tiếng trống chùa lâng lâng hồn
Công phu vang vọng xóm thôn
Gọi kêu hờn giận bỏ buông nhẹ lòng!

Anh Tú
February 19, 2020