2014/06/22


XUỒNG XƯA

Dòng sông nhỏ với đôi bờ dừa nước
Cuộc đời tôi xuôi ngược nước lớn ròng
Làm bạn mù u, ô rô, rau mác
Vui ruộng đồng theo ngày tháng thong dong.

Xuồng ba lá là thuyền tình tôi đó
Dành cho người thương neo bến sông
Sáng mong chim quyên hót mừng ngày mới
Chiều trông bìm bịp tin nước lớn ròng.

Sông lăn tăn sóng khi luồng gió thoảng
Xuồng lắc lư vì gỏ nhịp tôi ca
Hoa mua dại trải thảm đầy trước m
ũi
Chờ người trăm năm chân ngọc gót ngà.

Em đã đến vào một ngày nắng hạ

Dáng đơn sơ trong cánh áo bà ba
Thương thương lắm chiếc xuồng ba lá
Tình quê hương đầy ắp những mùa qua.

Anh Tú
October 27, 2011
 MƯA RỪNG
 Sáng tác:  Huỳnh Anh


HOA TORENIA
Hoa Torenia-Nhiếp ảnh: Bùi Xuân Mai

2014/06/21


SUỐI THƠ

Xuân xanh ngày chớm phai tàn,
Hòang hôn trên suối mãi vàng vàng hoe
(Dòng suối giải oan-Bùi Giáng)


Ánh lên một cọng cỏ ngời
Bờ xanh ruộng chữ rối bời ngã xiêu

Múa điên hát khúc phiêu diêu
Bài thơ lục bát khóc điều dở ương

Ai người lạc bến Tiền đường
Xuôi chân Thi sĩ cũng đường đường đột theo

Em còn chút vốn truông đèo
Hương ta mê muội phận bèo bọt, sa

Bây giờ về núi cùng hoa
Vui em tứ xứ xé tà áo trăng

Giải oan. Cát bụi. Giải oan
Tâm ma Thần mị cuộn tràn suối thơ.

Hồng Băng

YÊU

Đường vào yêu nắng hồng soi rộn rã
Để cuối hồn nghe một chút mộng mơ
Tóc buông lơi lòng cũng thoáng hững hờ
Trong một sớm nhớ mùa thu đã mất

Một buổi sáng mùa thương yêu chất ngất
Lá xanh xao uống giọt nước của trời
Ở giữa đời nghe khát vọng lên khơi
Trong cơn xoáy mùa yêu thương tràn ngập

Đường vào yêu nhẹ nhàng ta nâng hái
Cánh hoa gầy chen lẫn nét nguyên trinh
Để hồn ngây ngất thoảng hương tình
Trên lối nhỏ đến trường trong nửa buổi

 Trần Hoành Châu
Sư phạm Năm 3

HOA BƯỚM SÂN TRƯỜNG

Sân trường rợp bóng cây xanh
Giờ chơi đã đến, trống canh nhịp đều
Nữ sinh cười nói dễ yêu
Nam sinh to nhỏ, lắm điều vấn vương …

Nhã Tầm mái tóc dễ thương
Kéo Tơ thắt bím nơ hường xinh xinh
Tóc Thề lỗi hẹn mấy tình
Mi Nhon cắt tém nét nhìn phương tây

Lụa Là chiếc áo vạt bay
Sa Ten chải chuốt nào hay lỗi thời  
Bài Thơ nón lá lã lơi
Tai Bèo theo mode mặn mòi nắng sương

Ve Sầu luyến Phượng thỉu buồn
Bướm hay lã lướt gieo vương thả phiền
Ong ôm một nổi niềm riêng
Si tình má lúm đồng tiền Ô Mai 

Chua chua ngọt ngọt cay cay
Ngọt như ong mật rót tai tỏ tình
Chua như cái liếc xéo nhìn
Nữ sinh cay cú, mặc tình bướm ong.


Khúc Giang

Diễn ngâm: Hương Nam

2014/06/20


CHUỘC

Cho tôi chuộc lại thời gian
Chuộc lời dối mẹ khi tan trường về
Chuộc cơn gió đói trưa hè
Rập rình ăn cắp tiếng ve lả dần

Cho tôi chuộc lại bước chân
Lang thang đuổi bướm lưng trần bốc hơi
Cho tôi chuộc lại khung trời
Chốn quê rồn rã tiếng cười tuổi thơ

Cho tôi chuộc lại ước mơ
Bỏ quên rêu mục phủ mờ nỗi đau
Để khi tóc cội trắng màu
Thẫn thờ nhớ mẹ hương cau bạc mùi

Cho tôi chuộc hết ngậm ngùi
Đắng cay em gánh, ngọt bùi nhường tôi
Trái ngang chồng chất hóa vôi
Tôi xây lăng tẩm tự tôi chôn mình

Ước gì dĩ vãng tái sinh
Cho tôi chuộc nốt bóng hình ngày xưa
Cuối chiều gói nắng se mưa
Trải đêm dệt mối tình vừa ướp trăng.

Phạm Đức Mạnh
Sài Gòn  5/2014

2014/06/19

CHỮA TRỊ TẬN GỐC UNG THƯ

Bằng sáng chế của Canada

Muốn tìm hiểu xin mời vào Link dưới đây:

http://www.cancer-canada.com/p/bang-phat-minh-sang-che-canada.html

2014/06/18


NHỚ NGƯỜI ANH MIỀN TÂY*

Nhớ anh nhớ cả miền Tây
Thuyền bè xuôi ngược đó đây khắp miền
Đất lành trái ngọt cây hiền
Đồng lúa bát ngát triền miên chân trời
Tiếng ca vang vọng ngọt lời
Cửu Long bồi đắp đời đời phù sa
Thấy cảnh lại nhớ người ta
Bao giờ trời đất đang xa hóa gần

Tiểu Phương Mai
*Từ Đà Lạt Đợi Chờ của Võ Châu Phương

ĐỪNG HỎI VÌ SAO 

Chỉ khi nào 

mùa xuân hoa không nở
thiếu tiếng ve phượng đỏ lúc hè về
thu đến không vàng lá phũ sơn khê.
Là chuyện lạ! 
 sao ?
 Lên tiếng hỏi.

***

Chẳng là xuân 
chẳng mùa hè
Thì hoa biếng nở 
phượng ve mịt mù
Và nếu ngày tháng chưa thu
Lá không buồn rụng cúc u uẩn sầu.

***

Bao lần soi rọi tim sâu
Tình yêu đã chết còn đâu thuở nào
Cố nhân đừng hỏi vì sao
Bốn mùa vẫn thế… lao xao đất trời!

Anh Tú
June 18, 2014

2014/06/17


BÊN HỒ NGHE TIẾNG CHUÔNG*

Tôi đứng bên hồ nước phẳng yên
Rừng xưa nghe vọng tiếng chuông thiền
Ngoài xa nắng quái chiều rơi xuống
Chợt thấy lòng không, sạch não phiền.

Vẳng lại hồi chuông nhớ quắc quay
Ngàn xưa ùa đến ngập vơi đầy
Ngàn sau biết có ai về lại
Đề thấy mây trời vẫn mãi bay.

Hồ vắng không thuyền không cả ai
Mình ta lặng ngắm nước trôi dài
Trôi đi chãy mãi về xa thẳm
Cảm nghiệm vô thường ảo diệu thay.

Hỏi khách mai này có đến đây
Rằng xưa có gả đứng nơi này
Trời xanh, muôn lá, in lồng bóng
Cảnh đó người đây nỗi nhớ đầy.

Chuông vọng chiều tàn sâu lắng yên
Lòng ta quá đổi nhẹ êm đềm
Hơi sương mờ tỏa như mây khói
Nhác thấy vô biên thoáng hiện tiền.

Trần Văn Dõng
*Hồ TUYỀN LÂM ở ĐÀ LẠT



ĐA LẠT ĐỢI CHỜ*

Anh đến quê em thành phố mộng mơ
Đà Lạt buồn chiều xuống sương phủ mờ
Hàng thông vi vu reo mình trong gió
Chờ đêm về thức trắng để làm thơ.

Hồ Xuân Hương mấy lần em đã đến
Nhìn hàng cây dòng chữ anh khắc tên
Lòng bồi hồi em mãi vẫn không quên
Lời hen ước gặp nhau hoa đào nở.

Nay xuân đến sắc màu hoa rực r
Vắng anh rồi em chẳng muốn làm thơ
Thác Cam Ly sầu hồ Than Thở bơ vơ
Thung lũng Tình Yêu nghe nhiều thương nhớ.

Đồi Mộng Mơ lần đầu ta gặp gở
Anh mỉm cười cô bé quá ngây thơ
Anh hỏi tên em cứ mãi chần chờ
Vừa mắc cở vừa thẹn thùng e ngại.

Lời mẹ dạy em đây không dám cải
Không được làm quen không được nói tên
Hỏi để làm chi rồi cũng sẽ quên
Hởi người lạ chỉ tình cờ tương hội.

Hồ Tuyền Lâm xanh xanh màu cây cối
Rừng mênh mông ai khiến lại gặp nhau
Đôi mắt anh nhìn không nói câu nào
Trao cho em một bài thơ mực tím.

Rừng núi ơi! Em chỉ biết lặng im
Trong bao người sao phải là em
Thôi cứ nhận anh chỉ là thi sỉ
Chỉ làm thơ và chỉ biết yêu thơ.

Trong cuộc đời không lường được chữ ngờ
Thác Đatanla dốc đá chơ vơ
Em vấp té và được anh giúp đở
Băng vết thương làm cho em bở ngở.

Anh là ai? Thi sĩ hay y sĩ?
Anh lại mỉm cười : Anh chỉ là anh
Yêu núi rừng yêu con suối màu xanh
Yêu nước Việt và yêu cô gái Việt.

Câu nói ấy đơn sơ nhưng ngộ thiệt
Nghe thân thương như quen biết từ lâu
Anh đưa em ra khỏi thác vực sâu
Rồi xưng huynh còn gọi em bằng muội.

Tình anh em từ đây như kết nối
Ta quen nhau và em tập làm thơ
Em còn nhỏ đâu biết chuyện mộng mơ
Giờ hiểu biết sao nghe lưu luyến.

Anh ra đi anh có biết không anh?
Núi Langbiang cây cỏ vẫn màu xanh
Mây bạc ngàn những con suối bao quanh
Vẫn giữ nguyên giữ nguyên tình anh đó.

Cô bé ngày xưa giờ không còn nhỏ
Em biết làm thơ và biết mộng mơ
Anh trở lại đi rừng núi trông chờ
Cho Đà Lạt đẹp với những tình thơ.

Võ Châu Phương
*Từ ý của Phương Mai

2014/06/13

CÔ  TỊCH

(Từ Hỏi của Hồng Băng và Lặng của Phong Tâm)

Chiều mặt trời ngủ sớm
Lặng khuất cuối nẻo tây
Trong màn đêm cô tịch
Lúy túy bóng trăng say

Người thắp lên ngọn nến
Một vì sao vụt rơi
Vườn có con đom đóm
Quanh quẩn bay chơi vơi

Đêm chìm trong sương lạnh
Tiếng dế mèn lẻ loi
Khẽ tiếng buồn cỏ biếc
Một bóng tìm trăng soi.


Yên Dạ Thảo
11.06.2014


LẶNG

(Từ Hỏi của Hồng Băng)

Gặp thiền nhân
Giữa trần đời – Tự hỏi
Hỏi như không hỏi
Hiểu như không hiểu
Ngọn cỏ đang cần gì
Tiếng dế chờ đợi gì
Mũi bút lêu từng chót lá
Vươn và rũ
Ta.


Phong Tâm
10.06.2014

2014/06/11


TỰ TẠI*

Có bao giờ ta tự hỏi
Mặt trời mặt trăng đi đâu
Luân chuyển ngày đêm thay nhau
Ghi dấu thời gian tình tự.

Đêm đen thay trăng nến thắp
Thấy đường đi đến nơi tìm
Trăng lên dịu dàng dẫn lối
Nến trăng sáng mãi trong tim.

Buồn vui do lòng nhân thế
Bốn mùa tự nhiên đến đi
Gán ghép buồn vui tội nghiệp
Thở than phiền trách ích gì.

Cọng cỏ tạo vật thiên nhiên
Gió đùa nghiêng theo chiều gió
Mặt trời nguồn ấm vô biên
An nhiên anh em đây đó.

Anh Tú
June 11, 2014
Nhà thơ Hồng Băng

Vi diệu đêm trừ tịch
Gió rung lạnh hoa quỳnh
Em bay từ tinh khiết
Về nở mùa xuân xinh

Chúm chím hoa hé nụ
Em lạc vào thuyền hương
Đêm không còn trốn mặt
Dù đẫm trời pha sương

Em lạc vào thuyền hương
Ta một mình quạnh quẽ

( Sóng chập chùng biết rõ
Gió ngàn phương bộn bề
Chiều thời gian hư ảo
Phủ khối tình tỉnh mê)

Thỏang hương thơm gạo mới
Rặt một mùi nguyên sơ
Nhanh lên em! Bến đợi
Chèo xuân về chốn xưa

Hốt nhiên và...lặng lẻ.

Hồng Băng

2014/06/10


PHẬN EM

Đời vạn nẽo có bao nhiêu lối rẽ
Ngã ba đường bỡ ngỡ đứng chờ ai
Áo em đen...buồn bã dáng u hoài
Có phải vì vấn vương điều cay đắng?

Màu đen tôn vinh nước da em trắng
Nét mỹ miều e ấp đậu trên môi
Em cố cười ..che dấu nỗi đơn côi
Thầm mong ước niềm vui mau trở lại.

Không chê bai... sống một đời con gái
Nhưng bến đục trong sao quá nhọc nhằn
Suốt tháng dài chỉ mong một tuần trăng
Nếu lỡ vận âm thầm buồn lẽ bóng.

Anh Tú
May 19, 2011
*TỪ VÙNG NHỚ BƯỞI NĂM ROI

VÔ ĐỀ

"...Em có bao giờ em nhớ ta..." (1)
Lời thơ lửng lơ mà nao lòng đến thế!
Hai mốt năm, đời trải nhiều dâu bể
Vẫn ngát xanh một chút niềm xưa!

Bình Minh ngày nào ai tiễn đưa ai
Trong tiễn biệt, khăn hồng, mắt ướt!
Có đâu ngờ vẫn còn tí tách
Một giọt lệ thầm đọng giữa tim non!

***
Cảm ơn Mẹ đã sinh ra em, ơi người Mẹ miền Nam!
Đã nuôi em bằng cây lành trái ngọt
Đã ru em bằng điệu hò sông nước
Dào dạt nghĩa tình thấm vị phù sa!

Em lớn lên trong dìu dặt khúc dân ca
Câu hát ai"...qua cầu ghé nón..." (2)
Em dịu hiền như sương chiều, nắng sớm
Bát ngát những dòng sông, tươi mát bãi bờ!

Tôi đến quê em đâu phải tình cờ
Một cuộc hẹn như từ kiếp trước
Tân Qưới, Mỹ Hòa, Đông Thành, Tân Lược
Cái Vồn ơi, máu chảy về tim!

Tôi đến quê em như về lại quê hương
Những mẹ, những dì bao tình thương mến
Và bàn tay bạn bè, xiết bao lưu luyến
Ríu rít đàn em, nguôi nỗi nhớ nhà!

***
Sáu năm dài, rồi một sớm chia xa
Chưa bước chân đi đã thấy lòng quay quắt
Ngõ phố, vườn cây, đường ngang, nẻo tắt
Chừng đâu đây còn thấm đẫm tâm hồn!

Trước lúc lên đường em bất chợt ghé thăm
Lần gặp mặt cũng là giờ ly cách
Hai mốt năm rồi, nụ cười, ánh mắt
Vẫn theo tôi đi suốt quãng đường dài!

Ơi, người em chưa chớm tuổi đôi mươi
Ơi, người em chỉ một lần gặp gỡ
Ơi, người em chưa một lần duyên nợ
Mà sao lòng mình cứ mãi không quên

Xa cách hơn mười năm bỗng nhận được thư em!
Chuyện mới, chuyện xưa nhẹ nhàng thủ thỉ
Tôi có ngờ đâu em đã là tu sĩ
Làm 'khách không môn" xa lánh bụi trần!

Bao nỗi buồn, vui ai bắc cho cân!
Ngỡ ngàng xưng hô, bẽ bàng trao gởi!
Vẫn biết vô duyên ai chờ mà đợi?
Sao cứ ngậm ngùi, nên có nên không!

***
Rồi chợt em về một sáng mùa đông (3)
(Như ngày xưa một lần em chợt đến!)
Quê hương tôi, ngay sau mùa lũ lớn
Nhà cửa tan hoang, thôn xóm điêu tàn!

Giây phút bàng hoàng, tay vội nắm, vội buông!
Vui hội ngộ như chừng quên thân phận!
Nụ cười em vẫn ngày nào bẽn lẽn
Má núng đồng tiền, bối rối lòng ai!

Giọng nói miền Nam êm ái ngọt ngào
Gợi nhớ, gợi thương một thời xa khuất...
Câu chuyện của em đơn sơ, chân chất
Mà tôi nghe xao xuyến, bồi hồi...

***
Thoáng nhìn ai vài sợi tóc bạc rồi
Tôi cũng nửa mái đầu mây trắng
Tháng năm ơi, sao mà nhanh chóng
Cây hết thời xanh, nhạt biếc phai hồng!

Còn lại chút tình, chiếc lá về thăm
Mai mốt đây xa mỗi người mỗi ngả
Phương trời cũ chừng cũng thành xa lạ
Tôi chợt thấy lòng mình
một khoảng trống mênh mông.

Nguyễn Toàn
26.03.2000

(1) Thơ Quang Dũng
(2) Ca dao
(3) Năm1999

Nguyễn Toàn


LÁ BAY

Bên thềm thu khắc khoải
Nhớ lại chuyện ngày qua
Giọt thương rơi lên má
Giọt buồn phơi sương pha

Tình đi vào cổ tích
Một thoáng mộng mơ say
Như một trang huyền thoại
Thu cúc vàng lá bay...

Em xướng thơ anh họa
Như tình bướm say hoa
Em đóa vàng tươi nở
Anh vờn quanh vờn qua

Thêm một lần trăng tỏ
Thêm một mùa yêu thương
Tình nồng đêm sương lạnh
Hiu hiu gió sau vườn

Một thu rồi thu nữa
Bướm oải cánh đường xa
Vườn mơ hoang vắng lạ!
Hoa lá rơi la đà

Từ bướm kia xếp cánh
Mây bay bay về đâu
Thơ buồn như lá úa
Cuốn theo cánh gió sầu ...


Yên Dạ Thảo
Mùa Thu Canada - 2013

2014/06/09

BÁO NGA PHẢN BÁC TRUNG QUỐC VỀ CHỦ QUYÊN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
image

Tờ báo này cũng cảnh báo về sai lầm to lớn nếu ai đó quyết định ngả theo Trung Quốc trong các vấn đề Biển Đông.
Ngày 1/6, trên trang mạng của tờ báo Nga “Gazeta.ru” có đăng bài bình luận – phân tích của nhà báo Vladimir Koriaghin về những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc tiến hành việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bài báo có nhan đề “Người Việt Nam không bao giờ chấp nhận”, với hơn 2.500 từ, phân tích khá chi tiết từ cứ liệu lịch sử đến những hành động của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây... để khẳng định tính phi lý của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.

Mở đầu, bài báo nêu vấn đề: Bất đồng giữa các quốc gia trong vùng Biển Đông đang gây ra những xung đột về lãnh thổ, trong đó một bên là CHND Trung Hoa. Và “Gazeta.Ru” tìm ra lịch sử các xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam khi lý giải vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

image
Với đề mục “400 năm không Trung Quốc”, bài báo đã dẫn ra một số cứ liệu địa lý, lịch sử để khẳng định rằng, quần đảo Hoàng Sa trong mấy thế kỷ gần đây không có trong bản đồ của Trung Hoa thời cổ lẫn kim. Tác giả nêu vị trí kinh độ, vĩ độ, rồi nêu một điểm đáng ghi nhận trong tập bản đồ cổ của Việt Nam từ Thế kỷ thứ 17, khẳng định trong đó lần đầu tiên nhắc đến tên “Cát Vàng” (tức “Hoàng Sa”) và quần đảo “Spratli”.

Theo các cứ liệu lịch sử, vào năm 1721, một Công ty của Việt Nam mang tên “Công ty Hoàng Sa” đã được thành lập nhằm khai thác các đảo trong vùng Biển Đông cũng như cử các đội tàu tới đó. Trong khi đó thì trong tất cả các tư liệu cùng thời của Trung Quốc, không hề có chữ nào nhắc tới Spratli hay Paraseli.

image
Bài báo còn đưa ra những tư liệu lịch sử nói về sự có mặt liên tục của Việt Nam qua các thời kỳ và đến tận đầu thế kỷ 19, khi Thực dân Pháp đô hộ và lập từ điển Latin – An Nam thì quần đảo Hoàng Sa vẫn được lấy theo tên gọi “Cát vàng” của Việt Nam. Một câu chuyện được dẫn ra để chứng minh việc Trung Quốc không hề có vai trò gì ở đây là vào cuối thế kỷ 19, trong khu vực Hoàng Sa xảy ra tai nạn với 2 chiếc tàu của Vương Quốc Anh chở nhiều tài sản quý. Người dân Trung Quốc thuộc tỉnh Hải Nam đã chiếm hết số tài sản này, khiến người Anh nổi giận. Nhưng khi đó, người Trung Quốc đã trả lời rằng, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bởi thế Chính quyền nước này không chịu trách nhiệm gì về những việc xảy ra trên quần đảo này.

Sau những phân tích đó, tác giả bài báo cho rằng, những hành động của Trung Quốc gây mâu thuẫn và tranh chấp trong khu vực Hoàng Sa là do tư tưởng bá quyền của Trung Quốc. Tác giả tiếp tục đưa ra những cứ liệu lịch sử để vạch ra những hành động sai trái của Trung Quốc khi từng bước “Hán hóa” quần đảo Hoàng Sa.

image
Từ chỗ cho ra bản đồ hành chính mới của Trung Quốc năm 1933 gọi quần đảo Spratli và Parasel là Nam Sa và Tây Sa... rồi đến việc vào năm 1947 Trung Quốc chính thức tuyên bố các tên gọi Nam Sa và Tây Sa cho các quần đảo mà Trung Quốc chiếm trước khi người Pháp cùng người Việt Nam ra giải giáp vũ khí của quân Nhật sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Tiếp đó là nhiều sự kiện khác nữa, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm hoàn toàn được tác giả bài báo nhắc lại thông qua sự kiện xảy ra vào tháng 1/1974. Khi đó Trung Quốc đã dùng vũ lực để nắm quyền kiểm soát và bắt đầu chuẩn bị khai thác trong khu vực Spratli.

Tác giả bài báo dùng cụm từ “Bắc Kinh đốn củi” để nói về quan điểm không thay đổi của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông. Thời gian đó, khi dầu mỏ và khí đốt được tìm thấy vào đầu những năm 1990 cách không xa quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh đứng ngồi không yên.
Đã xảy ra những va chạm ở phạm vi cục bộ trên vùng Biển Đông trong nhiều năm, nhưng không dẫn đến đụng độ quân sự.

image
Rồi đến sự kiện giàn khoan Hải Dương – 981. Tác giả bài báo, Vladimir Kuriaghin khẳng định Trung Quốc đã để xảy ra xung đột trong vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung Quốc. Tác giả dẫn ra những hành động, lời phát biểu của cộng đồng quốc tế cũng như của người dân Việt Nam phản đối việc làm của Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc đã không đưa ra những phản hồi xây dựng đối với những đòi hỏi hợp pháp từ phía các đại diện của cộng đồng thế giới.

Cũng trong bài báo của mình, tác giả Kuriaghin trích dẫn ý kiến của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Biển Đông và quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, thông qua cuộc trao đổi của họ với “Gazeta.Ru”, để lý giải về bản chất của những gì đang diễn ra và triển vọng giải quyết xung đột. Đó là Grigori Locshin, Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, chuyên viên Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Viện Viễn Đông – Viện Hàn lâm Khoa học Nga; Ivan Melnikov, Phó Chủ tịch Thứ Nhất BCH Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Duma Quốc gia Nga (tức Hạ Viện); Giáo sư Viện Hàn lâm Quốc phòng Australia Carl Thayer, một trong những chuyên gia uy tín nhất trong nghiên cứu Biển Đông; Nicolai Kolesnic, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Tổ chức Xã hội liên vùng các cựu chiến binh Nga tại Việt Nam; Giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Peterburg Vladimir Kolotov và nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Ilya Usov....

image
Qua các ý kiến này, việc làm của Trung Quốc càng bị khẳng định là sai trái, gây bất ổn trong khu vực. Dư luận chung đều lo ngại diễn biến căng thẳng này và bày tỏ mong muốn các bên giải quyết xung đột bằng thương lượng hòa bình.

Đặc biệt, trong ý kiến của mình, nhà nghiên cứu Ilya Usov nêu: “Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây đất nước chúng ta giữ quan điểm trung lập trong những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Với sự thay đổi trong đường lối chiến lược của Nga xuất hiện một mối nguy hiểm (đây quả thực là nguy hiểm), rằng Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình trước những quan điểm của các bên trong vùng Biển Đông, thay đổi quan điểm trung lập hoàn toàn bằng ngả về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu điều đó xảy ra thì sẽ là sai lầm”./.  Nguồn: Internet